Tốc độ tiêu thụ đường của người Việt tăng gấp 7 lần trong vòng 15 năm, mỗi năm người dân uống hơn 4 tỉ lít nước ngọt trong đó có 2 tỉ lít trà uống liền.
Trung Quốc không dùng an cung phòng đột quỵ, người Việt coi như thần dược
Những sát thủ gây ung thư gan, người Việt ‘chứa nhiều vô kể’
Thực phẩm vừa nhiều lại rẻ của người Việt có công dụng chống ung thư rất tốt
Dân thay đổi lối sống, bệnh tăng nhanh
Tại hội thảo về ghi nhãn dinh dưỡng ngày 19/4, TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, từ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng đến thừa cân, béo phì, các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng…
Hiện tại, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm 24,6%, gần 70% thiếu kém, tỉ lệ phụ nữ có thai thiếu kẽm là 80%.
Suy dinh dưỡng thấp còi đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chiều cao, tầm vóc của người Việt, hiện chiều cao trung bình nam giới chỉ đạt 164 cm và 153 cm ở nữ. Nghiên cứu cho thấy, chiều cao lúc 3 tuổi của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao khi trưởng thành, trong đó di truyền chỉ chiếm 23%, 20% do tập luyện thể dục thể thao, 32% do chế độ dinh dưỡng, còn lại là các yếu tố tâm lý, sức khoẻ…
Người Việt uống 4 tỉ lít nước ngọt, bệnh từ miệng
Người Việt tiêu thụ đến hơn 4 tỉ nước ngọt/năm, trong đó có hơn 2 tỉ lít trà uống liền. Ảnh minh hoạ
Trong khi đó, thừa cân béo phì trong toàn dân cũng tăng nhanh từ 12% năm 2010 lên 16% năm 2015.
Riêng các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng, chiếm 80% tổng số ca tử vong tại Việt Nam. Đặc biệt, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng, có tới gần 60% chưa được phát hiện bệnh và trên 80% chưa được quản lý điều trị; trong tổng số hơn 3 triệu người bị đái tháo đường thì gần 70% chưa được phát hiện bệnh và trên 70% chưa được quản lý điều trị thuốc.
Theo ông Bắc, một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm (ung thư thư, đái tháo đường, tim mạch…) tại Việt Nam tăng cao là do đô thị hoá, kinh tế phát triển dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống và chế độ ăn uống của người dân.
Cụ thể, người dân chuyển đổi từ thực phẩm truyền thống sang thực phẩm chế biến nhiều chất béo, muối, đường và từ lao động thể lực sang ít vận động.
Đặc biệt, tại các vùng đô thị, bữa ăn của người dân có xu hướng thừa năng lượng, tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà, đường, muối và các loại thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn…
Rõ nhất, chỉ trong vòng 15 năm qua, mức tiêu thụ đường của người Việt đã tăng đến 7 lần. Năm 2016, người Việt tiêu thụ trên 4 tỉ lít nước ngọt, trong đó có trên 2 tỉ lít trà uống liền (trà sữa, trà đóng chai có đường…), hơn 1 tỉ lít đồ uống có gas.
Theo báo cáo của ngành đường, năm 2017, mức tiêu thụ đường trên đầu người của Việt Nam là 46,5 g/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa 50 g/ngày và gấp đôi so với mức khuyến cáo của WHO là dưới 25 g/ngày.
Người Việt cũng lười ăn rau khi trên 50% người trưởng thành không ăn đủ khẩu phần rau, trái cây, trong khi ăn muối gần 10g/ngày, gấp đôi khuyến nghị của WHO.
Nghiên cứu toàn quốc năm 2015 cũng cho thấy, người Việt càng ngày càng lười vận động, ở nam giới trẻ tuổi, chỉ có 19% vận động 150 phút/tuần, trong khi trước đây tỉ lệ này là 28%.
Ông Bắc dẫn chứng các nghiên cứu, cho thấy ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% trường hợp đột quỵ.
Ăn nhiều uối là nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Sẽ yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng
“Thói quen ăn uống và tiêu dùng thực phẩm của người Việt là một trong những yếu tố nguy cơ cần phải được thay đổi”, ông Bắc nhấn mạnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra tiêu chí dinh dưỡng Nutrient Profiling (NP) là cách phân loại thực phẩm dựa trên thành phần dinh dưỡng với mục tiêu phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
Người Việt uống 4 tỉ lít nước ngọt, bệnh từ miệng
Quy định về ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm
Bộ tiêu chí này yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm thành phần muối, tổng đường, chất béo…, ghi rõ chiếm bao nhiêu % nhu cầu hàng ngày và mức có trong sản phẩm ở ngưỡng thấp hay cao để giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần sản phẩm và có tính toán bữa ăn hợp lý.
Nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hồng Kong đã áp dụng quy chuẩn này với các sản phẩm hàng hoá là thực phẩm.
Tuy nhiên tại Việt Nam, quy định này chưa được áp dụng. Các quy định hiện tại chỉ yêu cầu doanh nghiệp ghi tên sản phẩm, xuất xứ sản phẩm, hạn dùng, một số thành phần dinh dưỡng bắt buộc.
Để thay đổi dần thói quen tiêu dùng thực phẩm của Việt Nam cũng như định hướng các doanh nghiệp phát triển sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, sắp tới, Bộ Y tế sẽ có các chương trình điều tra, đánh giá về những sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn, sử dụng nhiều ở Việt Nam như mì ăn liền, xúc xích…
Trên cơ sở những đánh giá đó, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để ban hành quy định phù hợp về ghi nhãn dinh dưỡng và vận động các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng.
Ngoài ra, ông Bắc cho biết, trong chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm đến 2025, Bộ Y tế cũng sẽ rà soát, bổ sung thêm các quy định pháp luật, cảnh báo những ảnh hưởng đến sức khoẻ đối với các thực phẩm chế biến sẵn như nước ngọt, phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em.